Rate this post

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ trở thành động lực cho thương mại điện tử của thế giới cũng như Việt Nam phát triển. Cùng vì vậy mà Thương mại điện tử (E-Commerce) đang là một trong những ngành học hot nhất hiện nay. Vậy ngành thương mại điện tử là gì, trường nào đào tạo tốt và cơ hội việc làm ra sao? Bài viết sau đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát về lĩnh vực E-commerce đầy tiềm năng này nhé!
Thương mại điện tử là gì? 
Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử tiếng Anh là E-Commerce (Electronic Commerce). Đây là quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa thông qua các phương tiện điện tử. 

Nói một cách đơn giản, thương mại điện tử chính là hoạt động mua bán các sản phẩm/dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác. Gồm các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, giao hàng,… 

Hoạt động thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử

Ngành E-commerce đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Các ứng dụng E-commerce và mua sắm trực tuyến trở thành thói quen của người dân Việt Nam, thay đổi hình thức mua hàng của đại đa số mọi người. 

Ngành thương mại điện tử đào tạo các cử nhân có kiến thức về lĩnh vực kinh tế và nền tảng vững chắc về công nghệ thông tin, có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH trong thời đại mới.

Xem thêm >>> Đòn bẩy là gì? Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán tác dụng gì?

Xem thêm >>> Sàn binance là gì? Tất tần tật thông tin cơ bản để kiếm tiền từ Binance

Tiềm năng phát triển của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam

Thương mại điện tử mang đến cơ hội kinh doanh cực kỳ tốt cho doanh nghiệp và nhiều quyền lợi đối với khách hàng. Khách hàng sẽ mua được sản phẩm yêu thích với giá ưu đãi, phương thức thanh toán nhanh chóng và thuận tiện hơn, còn doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn và có cơ hội bán được lượng lớn sản phẩm.

Thương mại điện tử đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đi kèm không ít thách thức. Thị trường thương mại điện tử phát triển, các doanh nghiệp sử dụng hình thức kinh doanh này ngày càng nhiều sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. trong khi đó, cơ sở hạ tầng công nghệ tại Việt Nam lại chưa đáp ứng được gây ra không ít khó khăn cho người kinh doanh trong việc quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Ở chiều ngược lại, khách hàng cũng không có được đầy đủ thông tin sản phẩm, khó tiếp cận các mặt hàng nên sẽ khó trong việc đưa ra quyết định mua một mặt hàng nào đó. Ngoài ra, vấn đề an toàn bảo mật cũng như sự thay đổi không ngừng của công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn thay đổi để thích nghi.

Vai trò của thương mại điện tử

Thương mại điện tử nắm vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay. Thương mại điện tử đã làm thay đổi thói quen mua sắm, nâng cao chất lượng đời sống con người và đem đến những tiện ích hiện đại nhờ chuyển đổi số và công nghệ.

Mang đến sự lựa chọn có lợi nhất cho người tiêu dùng

Thương mại điện tử sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh giá cả sản phẩm. Bởi thương mại điện tử giúp người tiêu dùng thu thập nhanh chóng và dễ dàng hơn các thông tin về sản phẩm, giá cả và người bán. Ngày nay, có rất nhiều website chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá về sản phẩm và nhà cung cấp, các công cụ so sánh giá cả giữa các website bán hàng. Hơn nữa, người tiêu dùng còn có thể trực tiếp đưa ra các đánh giá của mình về nhiều khía cạnh liên quan tới mua sắm hàng hóa, giúp cho những người khác có nhiều cơ hội mua được sản phẩm phù hợp nhất, hoặc chọn được người bán mang đến dịch vụ tốt nhất, hoặc mua được sản phẩm với mức giá rẻ nhất.

Đẩy mạnh nhu cầu mua bán hàng hóa

Thương mại điện tử là cầu nối và là công cụ giao tiếp, trao đổi dễ dàng giữa người mua và người bán mọi lúc mọi nơi. Nhờ có thương mại điện tử mà nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hóa tăng trưởng nhanh chóng mặt. Con người thực sự muốn mua sắm nhiều hơn bởi họ được hỗ trợ đặt hàng ngay tại nhà vô cùng nhanh chóng và tiện lợi, phù hợp với những người thường xuyên bận rộn.

Thúc đẩy phát triển đa lĩnh vực

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ như vũ bão của E-commerce đã có sự tác động sâu sắc tới toàn bộ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Bởi ở bất kì ở lĩnh vực nào cũng cần đến sự trao đổi, giao dịch và hợp tác. Thương mại điện tử rút ngắn khoảng cách, giúp tiết kiệm chi phí, sức lực và nhân lực nên thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực.

Giảm tác động xấu đến môi trường

Vai trò của thương mại điện tử còn góp phần làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường bởi con người mua sắm trực tuyến, ít di chuyển hơn, giảm thiểu tác hại ô nhiễm không khí do khói bụi từ xe cộ.

Là cầu nối quan trọng đảm bảo duy trì tương tác xã hội trong tình hình dịch bệnh Covid

Với vai trò là cầu nối quan trọng đối với sự tương tác xã hội, E-commerce ngày càng phát huy khả năng, vị thế của mình thông qua sự phát triển của các trang thương mại điện tử, phương tiện truyền thông, phần mềm trực tuyến…. được hoàn thiện và làm mới từng ngày để bảo đảm sự an toàn của môi trường điện tử.

Bối cảnh dịch covid 19 diễn ra phức tạp trên toàn cầu càng nêu bật vai trò không thể thiếu của ngành thương mại điện tử đối với đời sống xã hội. Thế giới phải buộc phải chấp nhận thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, áp dụng triệt để những tiến bộ của E-commerce vào mọi hoạt động, quy trình tổ chức của đời sống

Nhờ khả năng cập nhật thông tin một cách chính xác và nhanh chóng, E-commerce đã giúp thế giới “hiểu nhau hơn”. Hệ thống thông tin và kho lưu trữ dữ liệu khổng lồ, tiện ích đã giúp con người phản ứng nhanh hơn với những tác động của môi trường tự nhiên. Điển hình như sự bùng phát của đại dịch covid và những biến chuyển mới của tình hình dịch đều được tiếp cận bởi tất cả các cá nhân, tổ chức và quốc gia thông qua các phương tiện, phần mềm trực tuyến. Từ đó, gia tăng khả năng nhận thức, hiểu biết và biến hành động trở nên hiệu quả.

So sánh thương mại điện tử với thương mại truyền thống

Thương mại điện tử

Hình thức thương mại điện tử
Hình thức thương mại điện tử

Ưu điểm

  • Giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm khách hàng, chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị.
  • Sản phẩm/dịch vụ được giới thiệu trên thông qua hình thức online phong phú và được cập nhật thường xuyên.
  • Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm tối đa thời gian và chi phí giao dịch. Vì việc nhanh chóng thông tin hàng hóa tới người tiêu dùng (không qua trung gian) yếu tố sống còn trong cạnh tranh kinh doanh.
  • Tạo điều kiện tìm kiếm nhiều bạn hàng mới, mở rộng cơ hội kinh doanh mới trên bình diện trong nước, khu vực và quốc tế.
  • Kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, tạo đà phát triển nhảy vọt cho nền kinh tế trong thời gian ngắn đối với các quốc gia đang phát triển 

Nhược điểm

  • Có thể gặp vấn đề về khả năng tương thích của phần mềm/ phần cứng. 
  • Chi phí khởi tạo: Chi phí để xây dựng ứng dụng E-commerce có thể rất cao. Có thể bị đình trệ trong khi vận hành hệ thống Thương mại điện tử do xảy ra lỗi hoặc thiếu sót kinh nghiệm.
  • Sự tin tưởng của người dùng: Khó tạo dựng niềm tin cho người dùng, nhất là các doanh nghiệp bán hàng mới.
  • Bảo mật/ Riêng tư: Khó mà đảm bảo độ bảo mật và sự riêng tư tuyệt đối khi giao dịch trực tuyến.
  • Không thể chạm hoặc cảm nhận sản phẩm thực tế bằng các giác quan trên cơ thể.

Thương mại truyền thống

Hình thức mua sắm truyền thống
Hình thức mua sắm truyền thống

Ưu điểm 

  • Kênh phân phối truyền thống có số lượng đông đảo các thành viên trong hệ thống. Trung gian phân phối các mặt hàng rất đa dạng. Giá cả thường rẻ hơn các showroom và kênh phân phối hiện đại.
  • Kênh phân phối hiện đại: nhà sản xuất dễ dàng quản lý trực tiếp và tiếp cận với người tiêu dùng. Có hệ thống bán lẻ lớn, rộng khắp  và có thương hiệu.

Nhược điểm 

  • Người mua hàng phải bỏ nhiều thời gian và công sức trong quá trình đi đến các cửa hàng để chọn lựa và so sánh giá. 
  • Bị giới hạn phạm vi mua bản, hạn chế lựa chọn mua hàng. 
  • Khó kiểm soát về giá cả và chất lượng trên thị trường.

Tổng quát về Thương mại điện tử Việt Nam hiện nay?

Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam (TMĐT) ngày càng mở rộng và đang trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được các doanh nghiệp và người dân ưa chuộng. Sự đa dạng về mô hình hoạt động, quy trình hoạt động, đối tượng tham gia và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ cùng với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam

Đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ

Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch COVID-19, nhưng E-commerce Việt Nam vẫn có những bước bứt tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất của khu vực Đông Nam Á. Theo Sách trắng E-commerce Việt Nam, năm 2020 đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số. Nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số của Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và đứng vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Sự chuyển dịch nhanh chóng từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng online

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường TMĐT càng sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số để xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án tối ưu cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn và mang đến cơ hội mới từ nhu cầu mới phát sinh của thị trường. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online. Kết quả khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2020, ở Việt Nam có 49,3 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến.

Xu hướng “người tiêu dùng toàn cầu”

Đồng thời, TMĐT giúp người tiêu dùng thông qua internet để mua sắm tại các thị trường quốc tế và bắt nhịp xu hướng trở thành “người tiêu dùng toàn cầu”. Các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi giới thiệu và mang sản phẩm của mình đến tay khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến xuyên biên giới sẽ tạo cơ hội thuận lợi để giao lưu, cọ xát thực tế để cải tiến và hoàn thiện sản phẩm của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp Việt Nam và giá trị hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến với người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.

Các doanh nghiệp cần được trang bị kiến thức pháp lý đầy đủ

TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam còn khá mới mẻ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, với nhiều quy trình, quy định phức tạp về mặt pháp lý, thủ tục và tài chính của các nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và những nền tảng TMĐT quốc tế. Doanh nghiệp làm TMĐTXBG cần phải được trang bị đầy đủ kỹ năng về thương mại quốc tế, hiểu biết sâu sắc thị trường, đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường cũng như kỹ năng TMĐT của nước sở tại.

Ngành thương mại điện tử học những gì?

Ngành học Thương mại điện tử cung cấp kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, mô hình kinh doanh điện tử, phương pháp lập kế hoạch và phát triển chiến lược thương mại điện tử, giao dịch và thanh toán điện tử, kiến thức về quản trị kinh doanh, nghiệp vụ thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho công việc.

Ngành thương mại điện tử học những gì?
Ngành thương mại điện tử học những gì?

Ngành thương mại điện tử học các bộ môn chính như: Hệ thống thông tin quản lý, Mạng và truyền thông, E-commerce, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Marketing điện tử, Chiến lược E-commerce, Nghiên cứu E-commerce, Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, Lập trình mạng,…

Thương mại Điện tử tuyển sinh khối nào?

Mã ngành Thương mại điện tử là: 734012

Những khối phổ biến các trường tuyển sinh ngành E-commerce bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)

Ngành TMĐT gồm các khối ngành nào?

Ngành E-commerce học gì? TMĐT có thể chia làm các khối ngành chính sau đây:

Quản trị thương mại điện tử

Bao gồm kiến thức và kỹ năng quản trị E-commerce, phát triển hệ thống thông tin E-commerce và các chuỗi cung ứng trên Internet,…

Kinh doanh trực tuyến

Hoạt động kinh doanh trực diễn ra hầu hết trên môi trường Internet, thông qua các website bán hàng hoặc kênh E-commerce hay sàn giao dịch điện tử,… Qua đó giúp quá trình mua bán hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Marketing trực tuyến

Đây là khối ngành đang rất hot ở thời điểm hiện tại, thể hiện quá trình quảng bá sản phẩm và dịch vụ hữu ích tới những khách hàng tiềm năng trên các thiết bị số. Từ đó làm tăng doanh số và gây dựng hình ảnh thương hiệu với khách hàng.

Học TMĐT ra trường làm nghề gì?

Thương mại điện tử là ngành học đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy, xã hội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao từ ngành này. Cơ hội việc làm cho cử nhân kinh tế ngành E-commerce là vô cùng rộng mở.

Ngành học này mở ra rất nhiều cơ hội công việc trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như chuyên viên marketing, SEO, quản lý hệ thống, phân tích dữ liệu, phát triển kinh doanh,… hoặc nhà quản lý tại các công ty cung cấp giải pháp về TMĐT, công ty đang hoặc có dự định triển khai các hoạt động và ứng dụng E-commerce, giảng dạy trong lĩnh vực TMĐT hoặc khởi nghiệp với các ý tưởng kinh doanh của riêng mình.

Các trường đào tạo ngành TMĐT

Miền Bắc

  • Đại học Thương mại
  • HV Công nghệ BCVT
  • Đại học Công nghệ GTVT
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học CNTT và Truyền thông Thái Nguyên
  • Đại học Hòa Bình
  • Cao đẳng cộng đồng Hà Nội
  • Cao đẳng Kinh tế KTTM
  • Cao đẳng thương mại & du lịch HN
  • CĐ Xây dựng số 1 – Bộ Quốc phòng

Miền Trung 

  • Đại học Kinh tế Đà Nẵng
  • Đại học Kinh tế Huế
  • Đại học Vinh
  • Đại học Phạm Văn Đồng

Miền Nam

  • Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQGTP – HCM)
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
  • Đại học Kinh tế tài chính TP. HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Kinh tế TP. HCM (UEH)
  • Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH)
  • Đại học Văn hiến
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học Gia Định
  • Cao đẳng Kinh tế đối ngoại

Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp, các bạn đã hiểu được thương mại điện tử là gì, ngành thương mại điện tử học gì, ra trường làm nghề gì. Với bức tranh tổng quát về TMĐT ở Việt Nam, bạn nghĩ sao nếu bản thân lựa chọn ngành này để phát triển sự nghiệp?

Xem trực tiếp bóng đá Cakhia TV cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết Thương mại điện tử là gì? Học thương mại điện tử ra làm gì? . Chúc bạn có một ngày vui vẻ !

Xem thêm :   Giới thiệu tỉnh điện biên ở đâu, khám phá điện biên tự túc từ a

By CakhiaTV

CaKhia TV link xem bóng đá trực tiếp miễn phí full HD không bị chặn, không quảng cáo các trận đấu bóng đá giải ngoại hạng, cúp C1, Laliga ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *