Rate this post

Tổng dân số Việt Nam năm 1975 đến nay đã có nhiều biến chuyển lớn. Sau những cơ hội đến từ tỷ lệ dân số vàng năm 2019, hiện nay, Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ già hóa dân số. Cụ thể, tình hình dân số việt nam hiện tại đang đặt ra những cơ hội và thách thức gì, cùng phân tích qua những khía cạnh cụ thể trong bài viết sau (Cập nhật mới nhất ngày 21/07/2021 – Nguồn:
Xem thêm
  • Dân số Mỹ hiện nay bao nhiêu? Đứng thứ mấy thế giới?

 

dân số việt nam
Thực trạng dân số việt nam hiện nay đặt ra những thách thức gì?

Dân số Việt Nam 2021

Dân số Việt Nam hiện nay là 98.207.641 người theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. 

Dân số Việt Nam hiện nay chiếm 1,25% dân số thế giới. 

Số dân Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. 

Mật độ dân số Việt Nam

Mật độ dân số Việt Nam là 317 người/km2

Tổng diện tích đất liền là 310.060 km2

Độ tuổi trung bình người dân Việt Nam là 32,9 tuổi 

Trong năm 2021, tổng dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 830.246 người và đạt mốc 98.564.407 người vào đầu năm 2022. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là dương vì tỷ lệ sinh của Việt Nam sẽ nhiều tỷ lệ người chết đến 912.801 người. Theo ước tính, tỉ lệ dân số Việt Nam thay đổi hàng ngày vào năm 2021 sẽ như sau: 

  • 4.234 trẻ em được sinh ra trung bình/ngày 
  • 1.733 người chết trung bình/ngày 
  • 226 người di cư trung bình/ngày 

Quy mô dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.275 người/ngày trong năm 2021. 

Dân số các tỉnh Việt Nam

*Nguồn: – Cập nhật mới nhất ngày 21/07/2021

Vùng Tên tỉnh, thành phố Tỉnh lỵ Dân số (Người) Diện tích (Km2) Số đơn vị hành chính cấp huyện Biển số xe Mã điện thoại
ĐÔNG BẮC Hà Giang Hà Giang 854.679 7.929,2 11 23 0219
Tuyên Quang Tuyên Quang 784.811 5.867,9 7 22 0207
Cao Bằng Cao Bằng 530.341 6.700,2 13 11 0206
Lạng Sơn Lạng Sơn 781.655 8.310,2 11 12 0205
Bắc Giang Bắc Giang 1.803.950 3.849,7 10 98 0204
Quảng Ninh Hạ Long 1.320.324 6.177,7 14 14 0203
Bắc Kạn Bắc Kạn 327.900 4.860 8 97 0209
Thái Nguyên Thái Nguyên 1.268.300 3.536,4 9 20 0208
Phú Thọ Việt Trì 1.404.200 3.533,4 13 19 0210
TÂY BẮC Hòa Bình Hòa Bình 846,1 4.608,7 11 28 0218
Sơn La Sơn La 1.242.700 14.174,4 12 26 0212
Điện Biên Điện Biên Phủ 598.856 9.541 10 27 0215
Lai Châu Lai Châu 460.196 9.069,5 8 25 0213
Lào Cai Lào Cai 705.600 6.364 9 24 0214
Yên Bái Yên Bái 815.600 6.887,6 9 21 0216
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Hà Nội Hoàn Kiếm 8.050.000 3.358,9 30 29 ->33 và 40 024
Bắc Ninh Bắc Ninh 1.247.500 822,8 8 98 0222
Hà Nam Phủ Lý 852.800 860,5 6 90 0226
Hải Dương Hải Dương 1.892.254 1.656 12 34 0220
Hải Phòng Hồng Bàng 2.028.514 1.561,7 15 15,16 0225
Hưng Yên Hưng Yên 1.252.731 926 10 89 0221
Nam Định Nam Định 1.780.393 1.652,6 10 18 0228
Thái Bình Thái Bình 1.860.447 1.570,5 8 17 0227
Vĩnh Phúc Vĩnh Yên 1.154.154 1.253,3 9 88 0211
Ninh Bình Ninh Bình 982.487 1.378.1 8 35 0229
BẮC TRUNG BỘ Thanh Hóa Thanh Hóa 3.640.128 11.130,2 27 36 0237
Nghệ An Vinh 3.327.791 16.493,7 21 37 0238
Hà Tĩnh Hà Tĩnh 1.288.866 5.997,3 13 38 0239
Quảng Bình Đồng Hới 895.430 8.065,3 8 73 0232
Quảng Trị Đông Hà 632.375 4.739,8 10 74 0233
Thừa Thiên Huế Huế 1.128.620 5.033,2 9 75 0234
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Đà Nẵng Hải Châu 1.134.310 1.284,9 8 43 0236
Quảng Nam Tam Kỳ 1.495.812 10.574,70 18 92 0235
Quảng Ngãi Quảng Ngãi 1.231.697 5.135,20 14 76 0255
Bình Định Quy Nhơn 1.486.918 6.066,20 11 77 0256
Phú Yên Tuy Hòa 909.500 5.023,40 9 78 0257
Khánh Hòa Nha Trang 1.231.107 5.137,80 9 79 0258
Ninh Thuận Phan Rang-Tháp Chàm 590.467 3.358,00 7 85 0259
Bình Thuận Phan Thiết 1.230.808 7.812,80 10 86 0252
TÂY NGUYÊN Kon Tum Kon Tum 540.438 9.674,2 10 82 0260
Gia Lai Pleiku 1.513.847 15.510,8 17 81 0269
Đắk Lắk Buôn Ma Thuật 1.869.322 13.030,5 15 47 0262
Đăk Nông Gia Nghĩa 622.168 6.509,3 8 48 0261
Lâm Đồng Đà Lạt 1.296.906 9.783,2 12 49 0263
ĐÔNG NAM BỘ TP Hồ Chí Minh Quận 1 8.993.082 2.061,04 24 50 ->59 và 41 028
Bà Rịa – Vũng Tàu Tp Bà Rịa 1.148.313 1.980,80 8 72 0254
Bình Dương Thủ Dầu Một 2.455.865 2.694,70 9 61 0274
Bình Phước Đồng Xoài 994.679 6.877,00 11 93 0271
Đồng Nai Biên Hòa 3.097.107 5.905,70 11 39;60 0251
Tây Ninh Tây Ninh 1.169.165 4.041,40 9 70 0276
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG An Giang Long Xuyên 1.908.352 3.536,7 11 67 0296
Cà Mau Cà Mau 1.194.476 5.294,87 9 69 0290
Bạc Liêu Bạc Liêu 907.236 2.669 7 94 0291
Sóc Trăng Sóc Trăng 1.199.653 3.311,87 11 83 0299
Tiền Giang Mỹ tho 1.764.185 2.510,5 11 63 0273
Kiên Giang Rạch Giá 1.723.067 6.348,8 15 68 0297
Bến Tre Bến Tre 1.288.463 2.394,6 9 71 0275
Long an Tân An 1.688.547 4.494,93 15 62 0272
Đồng tháp Cao Lãnh 1.599.504 3.383,8 12 66 0277
Cần Thơ Ninh Kiều 1.235.171 1.439,2 9 65 0292
Trà Vinh Trà Vinh 1.009.168 2.358,2 9 84 0294
Vĩnh Long Vĩnh Long 1.022.791 1.525,6 8 64 0270
Xem thêm :   Giải vbt lịch sử 8 bài 26

Bảng dân số các tỉnh Việt Nam

Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi

Tính đến đầu năm 2021, dân số Việt Nam theo độ tuổi được phân bố như sau: 

dân số việt nam 2021

Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng): 

  • 23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam/11.406.317 nữ) 65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam/32.974.072 nữ) 
  • 5.262.699 người trên 64 tuổi (2.016.513 nam/3.245.236 nữ) 

Đây tháp dân số được chia thành 3 nhóm tuổi chính. Các nhóm giống như ở trên: dân số dưới 15 tuổi, từ 15 đến 64 tuổi và dân số từ 65 tuổi trở lên. 

dân số việt nam hiện nay

Biểu đồ dân số Việt Nam từ năm 1950 – 2020 

Lưu ý: Các số liệu trong biểu đồ dân số Việt Nam và bảng bên dưới được lấy theo mốc thời gian ngày 1 tháng 7 hằng năm

Biểu đồ dân số Việt Nam 1950 - 2020 
Biểu đồ dân số Việt Nam 1950 – 2020

Tỷ lệ dân số phụ thuộc theo độ tuổi (năm 2019) 

Tỷ lệ dân số phụ thuộc là tỷ lệ những người không có khả năng lao động (người phụ thuộc) so với lực lượng lao động của một quốc gia. Người phụ thuộc bao gồm dân số dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên. Lực lượng lao động gồm dân số từ 15 đến 64 tuổi. Tổng tỷ lệ dân số phụ thuộc của Việt Nam năm 2019 là 45,1%.

Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc 

Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc là tỷ lệ người ở dưới độ tuổi lao động (dưới 15 tuổi) so với lực lượng trong độ tuổi lao động của một quốc gia. Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc tại Việt Nam là 33,6%. 

Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc

Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc là tỷ lệ người quá độ tuổi lao động (65+) so với lực lượng lao động của một quốc gia. Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc tại Việt Nam là 11,4%.

Tuổi thọ trung bình dân số Việt Nam

Tổng tuổi thọ trung bình (cả nam và nữ) ở Việt Nam là 75,5 tuổi. 

Con số này cao hơn tuổi thọ trung bình của dân số việt nam năm 1945 và dân số thế giới (là 72 tuổi). Tuổi thọ trung bình của nam giới Việt Nam là 71,4 tuổi. Tuổi thọ trung bình của nữ giới Việt Nam là 79,6 tuổi. 

Thực trạng đáng báo động về tình hình dân số Việt Nam

Già hóa dân số ở Việt Nam có xu hướng tăng

Tại Việt Nam, dân số việt nam qua các thời kỳ do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm và tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng trong suốt hai thập kỷ qua: Chỉ số già hóa dân số Việt Nam năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với năm 2009 và tăng hơn 2 lần so với năm 1999. Chỉ số già hóa có xu hướng không ngừng tăng lên trong những năm tiếp theo.

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có chỉ số già hóa cao nhất cả nước (tương ứng là 57,4% và 58,5%). Tây Nguyên là nơi có chỉ số già hóa thấp nhất so với những vùng còn lại trên cả nước (28,1%).

già hóa dân số vn
Thực trạng già hóa dân số đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam và thế giới

Già hóa dân số đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Những tác động từ già hóa dân số đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm: thị trường kinh tế, lao động, tài chính, nhu cầu về các hàng hóa, dịch vụ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi,..đòi hỏi các giải pháp mạnh mẽ về dân số.

Thống kê dân số việt nam trong 10 năm qua, tỷ số dân phụ thuộc của nước ta đã tăng 2,4 điểm phần trăm, chủ yếu là do gia tăng nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên.

Như vậy, vấn đề già hóa đang đặt ra thách thức không nhỏ cho Việt Nam khi tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh Việt Nam vẫn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, cần sớm có những chính sách để đảm bảo thích ứng với vấn đề già hóa dân số. Giải pháp trước mắt là cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và hệ thống an sinh xã hội, đảm bảo chính sách lao động cho người cao tuổi nhưng vẫn đang tham gia các hoạt động kinh tế giúp giải quyết các vấn đề về xã hội, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ, tăng quy mô sản xuất.

Xem thêm :   Tổng Hợp Các Bài Tóm Tắt Ngữ Văn 7 Kì 2 Filetype Pdf, Tổng Hợp Tài Liệu, Đề Thi Ôn Tập Ngữ Văn Lớp 8

Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng

Tổng dân số Việt Nam 2020

  • Thành thị: 35,93 triệu người
  • Nông thôn: 61,65 triệu người
  • Nam: 48,59 triệu người
  • Nữ: 48,99 triệu người
  • Lực lượng lao động: 55,1 triệu người
Tình hình lao động, việc làm ngày càng khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
  • Tính chung năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp cả nước ước tính là 2,26%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%.
  • Tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động là 2,48%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở  thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%.
  • Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 – 24 tuổi) ước tính là 7,1%, trong đó khu vực thành thị là 10,63%; nông thôn là 5,45%.
  • Tỷ lệ thiếu việc làm của người trong độ tuổi lao động ước tính là 2,51% (quý I/2020 là 2,21%; quý II là 3,08%; quý III là 2,79%; quý IV là 1,89%). Trong đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 2,93%.

Tỷ lệ mất cân bằng giới tính tăng

Tuy rằng, bùng nổ dân số ở Việt Nam đã giảm nhưng công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ sinh giữa các vùng miền ở Việt Nam đang ở mức chênh lệch đáng kể.

thực trạng mất cân bằng giới tính
Tỷ lệ sinh mất cân bằng ngày càng tăng

Hiện nay, tỷ lệ mất mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Đặc biệt, tỷ lệ sinh mất cân bằng tập trung nhiều ở vùng nông thôn điều kiện vật chất còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp.

Bên cạnh đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh theo xu hướng thừa nam thiếu nữ đã ở mức cao, ngày càng lan rộn ở cả thành thị và nông thôn. Kể từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ giới tính khi sinh giữa nam và nữ luôn cao hơn 109/100 so với mức cân bằng tự nhiên là 103-107/100.

Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng

Dân số Việt Nam phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế – xã hội, trong đó, Đồng bằng sông Hồng có quy mô dân số lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm 23,4% tổng dân số cả nước; tiếp đó là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người đang sinh sống, chiếm 21%. Tây Nguyên là nơi có ít dân cư tập trung sinh sống nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước.

Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam

Giai đoạn 2009-2019, Đông Nam Bộ có tỷ lệ tăng dân số bình quân cao nhất cả nước (2,37%/năm), đây là trung tâm kinh tế năng động, thu hút rất nhiều người di cư đến làm ăn, sinh sống và học tập; Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0,05%/năm).

Kết quả điều tra năm 2019 cho thấy, quy mô dân số chủ yếu của các tỉnh trên cả nước là từ 1 đến 2 triệu người (35 tỉnh), tiếp đến là nhóm các tỉnh có quy mô dân số nhỏ, dưới 1 triệu người (21 tỉnh), 7 tỉnh có quy mô dân số trên 2 triệu người. Hai thành phố là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số lớn nhất cả nước (tương ứng là 8.053.663 người và 8.993.082 người), trong đó chênh lệch về dân số giữa những địa phương đông dân nhất cả nước (thành phố Hồ Chí Minh) và địa phương ít dân số nhất cả nước (tỉnh Bắc Kạn) là hơn 28 lần.

Nguyên nhân của việc phân bố dân cư không đồng đều giữa các địa phương chủ yếu là do điều kiện kinh tế, văn hóa, tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế của một số địa phương hiện đại hơn hẳn các địa phương khác nên di cư để lựa chọn nơi sinh sống phù hợp hơn chính là một trong những lý do làm tăng sự chênh lệch dân số ở một số địa phương. Tình trạng này xảy ra ngay cả trong điều kiện những tỉnh có đông dân nhưng tỷ lệ sinh luôn thấp hơn mức sinh thay thế trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Trên đây, bài viết đã có những thống kê và phân tích về thực trạng tổng dân số Việt Nam hiện nay. Nhận thức được những vấn đề, thách thức đặt ra đối với quy mô dân số Việt Nam hiện tại để có những giải pháp phù hợp nhất để đảm bảo phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội là vẫn trách nhiệm không của riêng ai.

Xem trực tiếp bóng đá Cakhia TV cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết Tổng dân số Việt Nam hiện nay bao nhiêu? [mới nhất 2021] . Chúc bạn có một ngày vui vẻ !

By CakhiaTV

CaKhia TV link xem bóng đá trực tiếp miễn phí full HD không bị chặn, không quảng cáo các trận đấu bóng đá giải ngoại hạng, cúp C1, Laliga ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *